Việt Nam không thả nổi để có miễn dịch cộng đồng với Covid-19


Các chuyên gia y tế coi miễn dịch cộng đồng là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm. Từ đó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch, chưa bị nhiễm.

Hiểu một cách đơn giản, tạo miễn dịch cộng đồng là để cho dịch lan tràn, để cả cộng đồng nhiễm bệnh, người sống sót sẽ có miễn dịch. Với cách thức này, nếu để tạo “miễn dịch cộng đồng”.

Những ngày qua, báo chí liên tục dẫn lời ông Patrick Vallance, cố vấn cao cấp nhất về khoa học của Chính phủ Anh về “ý tưởng miễn dịch cộng đồng”. Theo đó, chỉ đến khi 60% người Anh bị nhiễm virus corona mới để có miễn dịch cộng đồng. Nhiều người hiểu rằng điều này ám chỉ Anh sẽ thả nổi dịch lây lan trên diện rộng. Quan điểm của các chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam về vấn đề này như thế nào?

Lên tiếng phản hồi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, phát biểu tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 tại UB Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định, Việt Nam không thể “chủ động cho Covid-19 lan truyền” để nhanh chóng tạo miễn dịch trong cộng đồng vì không thể ứng phó nếu số ca bệnh tăng vọt.

“Việt Nam kiên trì, kiên định áp dụng các chiến lược phòng chống dịch đã đề ra và đẩy mạnh ở phức độ cao hơn. Chỉ có kiểm soát để càng làm chậm quá trình lây lan, phát tán của bệnh càng tốt, thì mới chống dịch thành công”, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định:

Theo vị chuyên gia, phương châm mà Việt Nam sử dụng triệt để chính là phát hiện ổ dịch, lập tức quây gọn, khoanh vùng và dập dịch. Đây cũng chính là kinh nghiệm thành công của Trung Quốc.

“Sắp tới dù không có các ca bùng phát ở máy bay về nữa mà bùng ở các bệnh viện, cộng đồng thì chúng cũng quây lại để chống lây lan. Chúng ta thực hiện biện pháp cách ly chặt chẽ, không như một số nước. Hiện nay như Italy đã phải phong tỏa, cách ly cả nước”, PGS.TS Trần Đức Phu nêu rõ.

Chia sẻ về vấn đề này, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) GS.TS Nguyễn Văn Kính nhận định trên Dân Trí cho rằng, ý tưởng về miễn dịch cộng đồng chỉ là quan điểm của một cá nhân. Thực tế, hiện Chính phủ Anh đã quyết định sẽ cách ly toàn bộ người già để bảo vệ họ. Đấy là đối tượng nguy cơ cao diễn biến nặng khi nhiễm Covid-19.

“Tạo miễn dịch cộng đồng chỉ là cách nói về mặt lý thuyết, thực tế không ai làm như thế. Vì chọn cách này là chấp nhận hy sinh, ai sẽ là người hy sinh? Việt Nam để đạt được miễn dịch cộng đồng thì có lẽ số người mất vì dịch bệnh sẽ rất lớn. Vì thế, Việt Nam không đi theo con đường như thế”, GS.TS Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét