Ảnh Thuyền nhân Việt Nam

Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng gần một triệu người Hoa và người người Việt vượt biên khỏi Việt Nam bằng đường biển bắt đầu sau chính quyền Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, diễn ra cao điểm vào năm 1978-1979 (năm diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc) và tiếp diễn cho đến giữa thập niên 1980.


Đến năm 1999 vẫn còn một vài người Việt cùng người Trung Quốc vượt biển đến Hồng Kông để kiếm tiền dễ hơn trong khi nhiều trại ở Đông Nam Á vẫn chưa giải quyết xong những người ứ đọng.


Cuối cùng, Indonesia đóng cửa trại tị nạn ở Galang năm 1996; Thái Lan năm 1997; Philippines năm 1997, Hồng Kông năm 2000.

Năm 2001, Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc chính thức dẹp bỏ trại tỵ nạn cuối cùng đặt tại Malaysia, chấm dứt 21 năm Cao ủy Tỵ nạn hợp tác ở nước này để giúp người vượt biển đến từ Việt Nam.

Số người vượt biên diễn ra cao điểm vào các năm 1978 - 1979 (thời kỳ diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới Việt - Trung) trong đó chiếm một tỷ lệ đa số là người Hoa, họ vượt biên vì lo sợ chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một số thống kê chỉ ra rằng vào năm 1982 số lượng người Hoa chiếm tới 2/3 trong số những người vẫn còn sống sót sau khi vượt biên từ Việt Nam bằng đường biển.

Ngoài ra, có khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc bằng đường bộ tại biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. Vào năm 1980, số người vượt biên sang Trung Quốc đạt 260.000 người.

Sau giai đoạn này, số Hoa kiều tại Việt Nam đã giảm một nửa (từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000 vào năm 1989), người Hoa đã không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa, và Việt Nam đã trở thành nước duy nhất ở Đông Nam Á thành công trong việc đồng hóa người Hoa.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét